topbar
Cách xử lý thiết bị điện gia dụng bị ngập nước trong mùa lũ

Cách xử lý thiết bị điện gia dụng bị ngập nước trong mùa lũ

22/10/2020

Khi thiết bị điện gia dụng trong gia đình bị ngâm trong nước trong một thời gian dài. Các bạn cần làm các bước sau để có thể tái sử dụng và tránh để thiết bị hư hỏng nặng hơn khi xử lí sai hoặc cắm điện quá sớm

Bước 1: Làm sạch hết bùn đất bên trong lẫn ngoài!

Nước thường mang theo bùn đất và rác bẩn. Vì thế khi hết ngập việc đầu tiên bạn làm là vệ sinh hết bùn đất bám ở bên trong lẫn bên ngoài thiết bị điện tử nhà bạn bằng nước sạch hoặc chất tẩy rửa thích hợp cho từng thiết bị.

Mở vỏ máy ra dùng nước máy sạch để rửa đi các vết bùn đất  bám bên trong , bên ngoài thiết bị, rồi dùng khăn sạch nhẹ nhàng lâu khô lại tất cả là được.

Việc làm sạch các vết bùn đất này sẽ giúp linh kiện bên trong của máy không bị rỉ sét, chạm điện sau khi ta làm khô và gắn điện sử dụng lại.

Bước 2: Làm khô đúng cách!

Sau khi đã loại bỏ được hết các loại bùn đất bên trong lẫn bên ngoài máy ta tiến tới bước làm khô linh kiện trong máy. Không nên dùng máy sấy có nhiệt độ cao để hông khô thiết bị, vì có một số linh kiện điện tử không chịu được nhiệt độ cao của máy sấy. Vì chúng ta phải cẩn thận chia việc làm khô này ra 2 phần riêng biệt:

Phần 1: Dùng quạt thường.

Việc làm khô linh kiện thiết bị lúc nào sẽ do 1 cái quạt máy thường đảm nhận. Cứ bật quạt để thổi luồng gió thẳng tới thiết mạch điện, linh kiện của bị đến khi nào cảm thấy là phần linh kiện điện tử của thiết bị đã khô ráo không còn nước là ổn.

Phần 2: Dùng máy sấy tóc.

Khi thiết bị đã tương đối khô ráo, lúc này ta mới làm dùng máy sấy để sấy khô 1 lần nữa. Nên nhớ phải thật cẩn thận vì đa phần các linh kiện điện tử chỉ chịu được nhiệt độ không cao hơn 50 độ c (máy sấy tóc có thể tạo ra nhiệt độ từ 70-80 độ c).

Vì vậy khi ta dùng máy sấy tóc ta nên để máy ở nhiệt độ thấp nhất. Cứ sấy 2-3 phút thì nghỉ 1 lần cho thiết bị bớt nóng rồi lập lại quá trình hông khô nói trên đến khi thiết bị bạn khô đến kiệt nước thì thôi.

- Nếu không dùng máy sấy, có thể làm theo cách sau: Đóng hộp gỗ hoặc bìa cứng, cho thiết bị điện, điện tử vào trong, bật sáng khoảng 2 - 3 bóng đèn sợi đốt (bóng đèn tròn) đặt vào hộp và để khoảng 6-8h. Nhiệt độ bóng đèn tỏa ra khoảng 50 - 60 độ C có thể giúp làm khô thiết bị từ sâu bên trong. 

Bước 3: Đo cách điện trước khi sử dụng lại

Sau khi làm khô thiết bị điện, không nên cắm điện chạy thử hay sử dụng ngay. Bởi nếu cắm điện vội vàng, thiết bị sẽ có nguy cơ bốc khói, cháy, nổ do có thể giữa các chi tiết máy vẫn còn ẩm gây chạm, chập. Vì vậy, cần đo điện trở cách điện, đảm bảo độ cách điện tốt. Sử dụng đồng hồ đo vạn năng, điện trở cách điện đảm bảo khoảng 0,5M mới được đóng điện. 

Nếu không tự tin về về kết quả sấy khô thiết bị và không biết rõ về cách dùng đồng hồ đo vạn năng, nên mang các thiết bị đến các trạm sửa chữa, bảo hành để được tư vấn, sửa chữa. 

Ngoài ra, đối với các thiết bị nhiệt như tủ lạnh, lò nướng, lò vi sóng... ngoài việc sấy khô hoàn toàn, đo lại cách điện cần kiểm tra thêm độ cách nhiệt. Nếu bộ phận cách nhiệt bị ẩm, cần phải sấy khô. 

Bài viết hỗ trợ một phần kiến thức để các bạn tham khảo. Nếu không am hiểu về điện của các thiết bị gia dụng thì sau khi làm sạch và làm khô các bạn hãy nhờ kĩ thuật chuyên nghiệp đến kiểm tra trước khi quyết định sử dụng lại nếu cảm thấy không chắc chắn nhằm hạn chế tình trạng thiết bị điện hư hỏng nặng hơn do cắm điện quá sớm

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng

popup

Số lượng:

Tổng tiền: